CHIA SẺ

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

MÁY BIẾN ÁP TU LÀ GÌ?


Máy biến áp Tu là từ khóa không phải ai cũng biết đến. Song nó lại có lợi ích không nhỏ trong cuộc sống và luôn hiện hữu ở xung quanh chúng ta. Nếu bạn muốn hiểu kỹ hơn về máy biến áp Tu vậy thì cùng chúng tôi khám phá qua bài viết này nhé!
Máy biến áp

Máy biến áp Tu là gì?
Máy biến áp Tu là một trong  những thiết bị điện vô cùng quan trọng trong hệ thống điện, có khả năng làm cân bằng điện áp nhằm đem lại hiệu quả làm việc cho hệ thống được vận hành thông suốt và tiện lợi. Máy biến áp Tu được xác định theo một tỉ lệ đã tiêu chuẩn hóa.
Khi điện áp có giá trị trên 1KV thì lúc này máy biến áp Tu có thể phát huy tác dụng của mình, nó giúp đem lại sự an toàn cho thiết bị điện.
Máy biến áp Tu là gì

Nguyên lý làm việc của máy biến áp Tu
Cũng giống như máy biến áp 3 pha hay máy biến áp khô, máy biến áp Tu cũng được cấu tạo từ hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, bộ chia tụ điện và bộ điện từ. Cuộn sơ cấp có tác dụng đặt vào trong để biến đổi làm ổn định nguồn điện, còn cuộn thứ cấp cung cấp cho thiết bị đo lượng sự an toàn.
Khi cuộn dây sơ cấp cho điện áp đi qua sẽ làm xuất hiện từ thông trong lõi sắt. Từ thông tiếp tục khép qua cuộn dây thứ cấp để khiến cho dòng điện xuất hiện.
Bộ chia kiểu tụ điện được dùng để phân chia các điện áp làm việc, ghép nối giữa hai đầu của điện áp cao và điện áp trung gian.
Những ưu việt của máy biến áp Tu
Máy biến áp Tu có nhiều ưu điểm

Mỗi loại máy biến áp sẽ giữ một chức năng và vai trò cũng như có tính ưu việt khác nhau. Máy biến áp Tu cũng thế, bản thân nó chứa rất nhiều ưu điểm khiến người dùng tin cậy và an tâm sử dụng.
  • Máy biến áp Tu có khả năng thích nghi được với môi trường làm việc có nhiệt độ và tần xuất cao. Đồng thời nó có thể thích hợp vơi những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt do thời tiết và môi trường bị ô nhiễm
  • Bạn hoàn toàn có thể thay đổi tỉ số của máy biến áp Tu bằng cách thay đổi dầu dây từ cuộn thứ cấp
  • Cuộn thứ cấp của thiết bị máy biến áp Tu còn có một ưu điểm đặc biệt là bạn có thể sử dụng cuộn dây thứ cấp để bảo vệ điện năng và đo lượng điện áp
  • Với chân đế bằng thép, chắc chắn vững vàng có khả năng chống chịu được với môi trường ẩm, do đó mà máy biến áp Tu có thể đặt ở bất cứ nơi đâu của các trung tâm hay những nơi công cộng.





Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

MÁY BIẾN ÁP XUNG LÀ GÌ?


Trong các loại máy biến áp, biến áp xung cũng là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống truyền tải điện năng. Vậy máy biến áp xung là gì và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Máy biến áp xung
Máy biến áp xung là gì?
Máy biến áp xung là loại biến áp hoạt động ở tần số cao khoảng vài chục KHz như biến áp ở trong các bộ nguồn xung, biến áp cao áp… Phần lõi của biến áp xung được làm bằng ferit.
Do hoạt động ở tần số cao nên công suất của biến áp xung rất mạnh. Nếu so với các loại biến áp nguồn thông thường có trọng lượng tương đương thì biến áp xung có thể cho công suất mạnh hơn gấp hàng chục lần.
Biến áp xung có công dụng biến đổi điện áp xung hay cường độ xung với số vòng dây ít. Đối với biến áp thường, phần lõi sẽ được làm bằng thép silic nhưng phần lõi của biến áp xung lại được chế tạo bằng ferit hay hợp kim pemeloïd.
Trong thực tế, các biến áp bên trong xạc điện thoại và máy tính hiện nay đều dùng biến áp xung nhưng nó có thêm một bộ băm xung ở tần số cao. Nếu sử dụng xoay chiều thì có thể dùng triac băm xoay chiều, còn nếu dùng một chiều thì đưa về một chiều rồi băm. Trong trường hợp này có thể dùng VDK hoặc mạch xung số.
Theo lý thuyết, các máy biến áp bình thường khi hạ áp xuống ½ thì dòng tăng gấp đôi nên công suất VA sẽ không đổi. Nhưng do khả năng chịu tải của máy biến áp thấp nên thường có công suất thấp hơn. Còn với biến áp xung thì có vòng dây ít và tiết diện dây lớn hơn, lại kết hợp cùng với băm xung nên cho công suất nhỏ gọn và nhẹ hơn.
Máy biến áp xung là gì

Nguyên lý làm việc của máy biến áp xung
Máy biến áp xung tiến hành cộng các tín hiệu xung, biến đổi cực tính của các xung và lọc vỏ thành phần một chiều trong dòng điện. Biến áp xung có khả năng làm tăng biên độ điện áp hay dòng mà vẫn có thể duy trì được dạng xung như ban đầu, không bị méo. Thông thường, độ dài xung ở những máy điều khiển tự động sẽ vào khoảng 0.1 μs, ngắn hơn so với chu kỳ của điện lưới hàng triệu lần. Nghĩa là tần số lớn hơn gấp hàng triệu lần tới MHz.
Biến áp xung là tín hiệu tần số cao hay xung thì ngõ ra sẽ có biên độ điện áp tỉ lệ và có hình dạng giống như ngõ vào. Nguyên nhân là do biến áp xung có thể đáp ứng tốt trong vùng tần số rộng và có thể đến hàng GHz.
Nguồn ảnh: Sưu tầm

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA MÁY BIẾN ÁP CÁCH LY 1 PHA


Trong thực tế đời sống hiện nay, máy biến áp cách ly 1 pha đang được ứng dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về cấu tạo cũng như công dụng của máy biến áp cách ly 1 pha. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn những thông tin về loại máy biến áp thông dụng này.
Máy biến áp 1 pha
1/ Cấu tạo của biến áp cách ly 1 pha
Biến áp cách ly 1 pha là loại biến áp có cuộn dây sơ cấp và các cuộn dây thứ cấp được ghép với nhau bằng từ, không ghép bằng điện. Do đó, chúng có sự tách biệt và độc lập với nhau về điện.
Trong biếp áp cách ly, điện áp AC sơ cấp đi vào cuộn sơ cấp và sản sinh ra từ trường biến thiên. Lúc này, theo định luật cảm ứng điện từ Faraday một sức điện động cảm ứng ở các cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện. Tùy vào sự chênh lệch số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp mà có sự tương quan điện áp khác nhau, có thể là tăng thế hoặc hạ thế so với điện áp sơ cấp.
Máy biến áp cách ly
2/ Công dụng của máy biến áp cách ly 1 pha
Trong biến áp cách ly 1 pha, bất kỳ điểm nào trên cuộn thứ cấp đều có chỉ số hiệu điện thế bằng 0 so với mặt đất. Do đó, khi vô tình chạm vào nguồn hạ áp hay vỏ của thiết bị chúng ta sẽ không bị điện giật.
Bên cạnh đó, các bộ nguồn xung cũng sử dụng biến áp cách ly để cô lập nguồn điện cao áp nắn từ điện lưới với các mức điện áp ngã ra nên có thể chống giật cho các mạch điện và các thiết bị mà nó cung cấp. Một trong những ứng dụng phổ biến của máy tính cách ly mà chúng ta thường thấy đó là mạch nguồn máy tính và tivi.
Ngoài ra, máy biến áp cách ly 1 pha có tính năng chống giật còn được sử dụng như một giải pháp an toàn tuyệt đối cho hệ thống máy ATM, máy bán hàng tự động, màn hình quảng cáo LCD, hệ thống âm thanh và một số thiết bị rò rỉ điện khác. Đặc biệt, máy biến áp hạ áp loại cách ly điện thường được dùng nhiều trong các nhà máy sản xuất có thiết bị máy móc điện nhập ngoại.
Máy biến áp cách ly 1 pha có ưu điểm là trở kháng thấp, sử dụng màn chắn tĩnh điện giữa hai lớp sơ cấp và thứ cấp để giảm tiếng ồn. Vỏ bao bằng nhôm giúp hấp thụ và và tiến hành triệt tiêu song RF, ổ cắm đôi đa năng sử dụng vật liệu đồng đàn hồi nhằm giảm trở kháng tiếp xúc.
Công dụng của máy
Không chỉ giúp cho các thiết bi nghe nhìn của bạn phát huy hết được ưu điểm, loại bỏ nhược điểm, mạch điều khiển của bộ nguồn được thiết kế tinh vi và chính xác còn giúp đảm bảo sự an toàn tuyệt đồi cho các thiết bị đắt tiền của bạn. Đồng thời, đảm bảo điện áp đầu ra luôn trong tình trạng ổn định.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc sử dụng máy biến áp cách ly, biến áp cách ly 1 pha an toàn và tiện ích hơn nhiều cho người sử dụng và các thiết bị so với những loại máy biến áp thông thường khác.
Nguồn ảnh: Sưu tầm

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

CÁCH GIẢM HAO PHÍ KHI MÁY BIẾN ÁP TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA


Mong muốn của mọi người khi sử dụng máy biến áp truyền tải điện năng đi xa là hao phí càng nhỏ càng tốt. Càng ít hao phí thì lợi ích kinh tế nhận được sẽ càng cao. Vậy làm cách nào để giảm lượng điện hao phí này? Để trả lời câu hỏi này bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Máy biến áp
Thông thường, khi máy biến áp truyền tải điện năng đi xa thì điện thế sẽ bị hao phí. Sự hao phí này là do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây dẫn và công suất hao phí tuân theo định luật Jun-Len-xơ.
Do đó, để làm giảm lượng điện năng bị hao phí này, người ta thường áp dụng 3 cách: dùng dây dẫn có tiết diện lớn, dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ và tăng hiệu điện thế phát.
1/ Dùng dây dẫn có tiết diện lớn
Để áp dụng được phương pháp này, chúng ta cần thay thế toàn bộ đường dây tải điện nhỏ bằng đường dây tải điện có đường kính lớn hơn. Tuy nhiên, chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất và lắp đặt đường dây mới là khá cao. Do đó, phương án này không thực sự khả thi và không được sử dụng nhiều.
2/ Dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ
Muốn dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ để thay thế toàn bộ đường dây tải điện thì chúng ta phải sử dụng nguồn dây dẫn được làm từ Bạc. Nhưng đây là một loại vật liệu quý có giá thành cao. Vì vậy, phương pháp này cũng không được ưa chuộng và đánh giá cao.
Dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ
3/ Tăng hiệu điện thế phát
Mặc dù việc tăng hiệu điện thế phát có thể gây nguy hiểm đối với người sử dụng điện và những người dân xung quanh nhưng đây lại là phương pháp tối ưu nhất có thể áp dụng để giảm hao phí trong quá trình máy biến áp truyền tải điện năng đi xa.
Chẳng hạn, đối với đường dây dây tải điện từ Bắc vào Nam người ta phải tăng hiệu điện thế phát lên đến 500Kv. Con số này cao hơn gấp 2 nghìn lần hiệu điện thế trong dòng điện thường là 220v. Như vậy, hao phí sẽ được giảm đi 20002 tức là 4 triệu lần. Xét về lợi ích kinh tế đây là con số mang lại lợi nhuận rất lớn.
Thế nhưng khi dòng điện được truyền vào nam, người ta thường phải sử dụng đến thiết bị hạ áp để phù hợp với công suất dòng điện của các thiết bị dân dụng. Thiết bị được dùng để nâng và hạ hiệu điện thế này chính là máy biến áp hay còn được gọi là máy biến thế.
Nguồn ảnh: Sưu tầm

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

MÁY BIẾN ÁP LÀ GÌ?


Mặc dù được xem là thiết bị đóng vai trò quan trong trong hệ thống điện năng và rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ máy biến áp là gì cũng như cấu tạo và công dụng của nó ra sao. Vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn thông tin về máy biến áp.
Máy biến áp
1/ Máy biến áp là gì?
Máy biến áp là một trong những thiết bị điện từ tính, hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Thông thường, người ta sử dụng máy biến áp nằm mục đích biến đổi nguồn điện của hệ thống điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên được tần số.
2/ Công dụng của máy biến áp
Máy biến áp có tác dụng dẫn nguồn điện từ các trạm phát tới các hộ tiêu thụ trong khu vực thông qua đường dây tải điện. Sự ra đời của máy biến áp đã giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình truyền tải điện năng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng điện trong đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.
3/ Phân loại máy biến áp
Dựa theo công dụng thì máy biến áp được chia thành 4 loại chính như sau :
  • Máy biến áp điện lực dùng để truyền tải và phân phối đều công suất của dòng điện trong hệ thống điện năng.
  • Máy biến áp tự ngẫu thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để biến đổi điện áp. Vì loại máy biến áp này chỉ có thể dùng ở những nơi có phạm vi ở mức trung bình.
  • Máy biến áp đo lường có khả năng giảm điện áp và các dòng điện lớn để đưa vào trong các đồng hồ đo điện những dòng điện phù hợp nhất.
  • Máy biến áp chuyên được xem là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các lò luyện kim và các thiết bị điều chỉnh âm thanh.
Phân loại máy biến áp
4/ Cấu tạo của máy biến áp gồm 3 phần chính
Lõi thép: Đóng vai trò như cột trụ để quấn các sợi dây sơ cấp, dây thứ cấp và làm mạch dẫn từ. Thông thường, lõi thép được tạo thành từ các lá thép có độ dày khoảng 0.35mm và được sơn cách điện cả hai mặt. Các lá thép này ghép lại với nhau tạo thành một lõi thép vững chắc và có độ bền cao. Lõi thép gồm có 2 phần: phần dùng để quấn các sợi dây sơ cấp và thứ cấp được gọi là trụ và phần còn lại là gông khép kín mạch từ giữa các trụ.
Dây cuốn: Là những sợi dây được làm bằng kim loại đồng quấn xung quanh lõi thép. Các vòng dây đồng có cách điện với nhau và cũng cách điện với lõi thép.
Vỏ máy: Bao gồm thùng và phần nắp thùng. Thùng của máy biến áp được chế tạo hoàn toàn bằng chất liệu thép nên có độ bền rất cao. Bộ phận này có chứa dầu và thiết bị tỏa nhiệt giúp làm mát trong quá trình hoạt động và tăng hiệu quả cách điện. Còn nắp thùng giúp bảo vệ các thiết bị quan trọng bên trong máy biến áp như bình dầu, ống bảo hiểm…
Cấu tạo máy biến áp
5/Nguyên lý hoạt động của máy biến áp
Máy biến áp hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc vật lý đó là: dòng điện chạy qua dây dẫn sinh ra từ trường và sự biến thiên của từ thông trong cuộn dây tạo nên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi nối hiệu điện thế sơ cấp với cuộn dây sơ cấp thì tạo ra được một dòng điện và một từ trường biến thiên bên trong lõi thép. Từ trường biến thiên này sẽ tạo ra một dòng điện thứ cấp trong cuộn dây dẫn thứ cấp. Do đó, nhờ vào từ trường mà hiệu điện thế sơ cấp có khả năng thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp.
Nguồn ảnh: Sưu tầm